I. Giới thiệu xưởng sản xuất Nội thất
Điều tạo nên sự khác biệt của Nội thất Cosp với các đơn vị thiết kế nội thất khác chính là công ty có phân xưởng riêng sản xuất các sản phẩm do chính các kiến trúc sư của công ty thiết kế. Các cơ sở của Nội thất Cosp tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều có phân xưởng sản xuất đặt gần với văn phòng thiết kế.
1. Xưởng sản xuất tại miền Bắc:
Trụ sở chính của Nội thất Cosp được đặt tại miền Bắc. Xưởng tại miền Bắc đầu tiên được đặt tại địa chỉ Châu Phong - Liên Hà - Đông Anh. Sau đó xưởng được chuyển tới địa chỉ hiện tại là số 200 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Đây là con đường thuộc làng Ngọc Trục có nghề thợ mộc, nên ở đây tập trung rất nhiều xưởng gia công, chế biến đồ gỗ. Con đường này tuy thuộc khu vực ngoại thành nhưng lại có vị trí rất lý tưởng, giao thông cực kỳ thuận tiện. Đường Ngọc Đại nằm tại ngã ba đường giao cắt với đường Lê Văn Lương kéo dài, một tuyến đường lớn mới mở dẫn thẳng tới trung tâm Hà Nội. Hơn nữa, đường Ngọc Đại còn ở rất gần với quận Hà Đông, một khu trung tâm giao thương rất sầm uất.2. Xưởng sản xuất tại miền Nam:
Cuối năm 2012, Nội thất Cosp thành lập cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng tại miền Nam. Nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng, cơ sở miền Nam cũng mở xưởng sản xuất tại địa chỉ tại địa chỉ số 8/1A, Tô Ký, ấp Tam Đông, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. với mục tiêu đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả tốt nhất.Xưởng nằm trên mặt đường Tô Ký rộng rãi, giao thông cực kỳ thuận tiện.
Mặt tiền xưởng rộng rãi, tấm biển Hoàng Gia lớn bắt mắt, rất dễ nhận biết từ xa.
Nằm trên khu đất với diện tích khoảng 800m2, xung quanh xưởng có tường bao chắc chắn. Phần mái được nâng cao khiến cho không gian bên trong xưởng rất rộng rãi, thông thoáng.
Xưởng tại miền Nam cũng được trang bị những máy móc tốt và hiện đại nhất để phục vụ cho công tác sản xuất tại đây. Đầu tiên phải kể đến máy cưa trượt. Đây là thiết bị được sử dụng trong công đoạn đầu tiên của quy trình sản xuất là bước Pha mộc. Với chiếc máy này các tấm gỗ sẽ được cắt xẻ một cách chính xác, mép gỗ đẹp và thẳng. Đồng thời thao tác bằng máy cũng giúp rút ngắn thời gian gia công, tiết kiệm đáng kể thời gian và nhân lực.
Khác với loại máy cưa thông thường chỉ có thể cắt thẳng, máy cưa trượt tại xưởng của Nội thất Cosp là loại máy đa năng có thể cắt theo góc nghiêng lên tới 45 độ. Chức năng này nhằm phục vụ cho nhu cầu cắt mép gỗ nghiêng để làm mòi đồ gỗ. Có thể thấy bên cạnh máy cưa có hai buồng khí lớn được nối trực tiêp vào máy cưa.Tác dụng của buồng khí này là trực tiếp bút các mạt cưa trong quá trình pha mộc để đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như an toàn sức khỏe cho công nhân.
Máy dán cạnh là một trong số những máy móc hiện đại mới được đầu tư cho hệ thống máy móc tại xưởng miền Nam. Máy còn có tên gọi khác như máy dán viền, máy dán chỉ. Công dụng của máy là dán viền các loại gỗ ép công nghiệp để mép gỗ phẳng đẹp đồng thời có tác dụng chống ẩm mốc xâm nhập.
Video hoạt động của máy dán cạnh:
Máy khoan có tác dụng khoan bản lề, các chi tiết bằng inox. Máy có thể điều chỉnh độ cao của máy, mũi khoan linh động có thể thay 1 cách dễ dàng.
Bên trong xưởng các khu vực làm việc được phân chia riêng biệt.
Khu vực pha mộc là nơi đặt máy cưa có kích thước khá lớn và cồng kềnh. Và cũng là nơi chứa gỗ nguyên liệu nhập về xưởng nên được bố trí rất rộng rãi.
Khu vực phun sơn rộng rãi, được bố trí riêng để tránh việc sơn bay ra ngoài, mùi sơn ảnh hưởng tới công nhân làm việc tại các bộ phận khác.
Khu vực ráp hàng là nơi thực hiện công đoạn cuối cùng của qui trình sản xuất. Tại đây, sản phẩm se được lắp ráp hoàn thiện sau đó bọc nilon để chống trầy xước. Khu vực này luôn cần được đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ để tránh những tác động gây trầy xước, hư hại không đáng có lên sản phẩm. Một đặc điểm nữa là khu vực này cũng được dùng là nơi lưu trữ sản phẩm trước khiu xuất đi, nên khu ráp hàng được bố trí ngay cửa xưởng để thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm.
Phân xưởng miền Nam với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được trang bị kỹ lưỡng tạo môi trường làm việc tốt nhất cho công nhân để mỗi sản phẩm sản xuất ra đạt mọi yêu cầu về chất lượng cũng như thẩm mỹ.
II. Quy trình sản xuất sản phẩm tại xưởng
Điểm khác biệt giữa Nội thất Cosp so với các công ty trang trí nội thất khác là công ty có phân xưởng gia công riêng, nhờ đó chúng tôi có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ chất liệu, kiểu dáng, kích thước và màu sắc. Với đội ngũ thợ tay nghề cao, mỗi sản phẩm Nội thất Cosp thực hiện đều trải qua quy trình sản xuất tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cao.
Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, mỗi sản phẩm cần trải qua quy trình sản xuất bao gồm các bước sau:+ Bước 1: Pha mộc
Từ những tấm gỗ lớn, thợ thi công xẻ gỗ theo khung và kích thước sản phẩm. Bước này đòi hỏi sự chính xác và khéo léo của người thợ để đảm bảo sản phẩm không bị lỗi, không bị sai sót.
Ở công đoạn này, máy pha gỗ được sử dụng để đảm bảo các tấm gỗ có được mặt cắt đẹp, đúng kích thước mong muốn.
Thao tác điều chỉnh thước trên máy rất quan trọng đảm bảo máy hoạt động chính xác |
Các tấm gỗ lớn được đưa lên máy pha gỗ. Khi máy chạy, lưỡi cưa sẽ xẻ gỗ theo đúng kích thước đã được thiết lập từ trước.
Sau bước này sẽ cho ra các tấm gỗ được cắt với kích thước phù hợp với yêu cầu sản phẩm.
+ Bước 2: Dựng mộc
Tại bước này tùy yêu cầu sản phẩm mà có thể từ các tấm gỗ đã xẻ ghép thành sản phẩm theo thiết kế. Nếu ở bước 1, các tấm gỗ được xẻ chính xác thì việc dựng mộc sẽ nhanh chóng hơn.
+ Bước 3: Xử lý ẩm
Bước xử lý ẩm là một bước rất quan trọng, vừa đảm bảo chất lượng và vừa tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Việc xử lý ẩm sẽ trải qua 2 khâu:
- Bả: là dùng bột bả hoặc bột đá bả lên bề mặt, các cạnh của tấm gỗ, giúp bề mặt gỗ thêm phẳng có tác dụng chống thấm ẩm trong điều kiện không khí ẩm ướt. Các tấm gỗ sau khi được bả sẽ được chuyển qua công đoạn chà nhám để đảm bảo bề mặt nhẵn mịn.
Bả bột bả hoặc bột đá để xử lý ẩm cho sản phẩm |
Chà nhám để giúp bề mặt nhẵm mịn |
- Phun lót: là dùng sơn lót phun lên bề mặt gỗ. Khâu này giúp hỗ trợ tránh ẩm tối đa cho bề mặt gỗ. Đồng thời sẽ giúp lớp sơn bề mặt bám tốt vào bề mặt gỗ và lên màu chuẩn.
Phun lót vừa có tác dụng xử lý ẩm vừa giúp màu sơn lên chuẩn |
+ Bước 4: Phun màu
Ở bước này sản phẩm sẽ được sơn màu sơn (PU) theo màu sơn thiết kế. Trước khi áp dụng màu sơn đã pha lên sản phẩm, mẫu sơn được chuyển qua để khách hàng check màu sơn. Sau khi nhận được sự đồng ý của khách, sơn sẽ được phun lên sản phẩm. Bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ và thẩm mỹ của thợ thi công nhằm đảm bảo nước sơn đều, bề mặt nhẵn bóng và mịn.
Phun sơn đòi hỏi phải cẩn thận và tỉ mỉ để bảo bảo chất lượng |
Sau khi sơn xong, sản phẩm cần được phơi khô ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
+ Bước 5: Giáp hàng
Sau khi sơn khô, các sản phẩm chưa được giáp từ bước dựng mộc sẽ được giáp tại xưởng hoặc được bọc nilon để chuyển tới giáp tại công trình. Các khối tủ kệ riêng lẻ được ghép lại thành sản phẩm hoàn chỉnh. Quá trình giáp phải thật nhẹ nhàng và khéo léo, tránh va chạm làm xước sơn. sau khi giáp xong, tất cả các sản phẩm đều được bọc nilon để tránh trầy xước trong quá trình lưu kho hay vận chuyển.
+ Bước 6: Lắp đặt thi công
Hàng được vận chuyển đến vị trí lắp đặt. Quá trình vận chuyển hàng được bọc ngoài bằng nilon, vận chuyển được dùng các vải mềm che phủ tránh xước sơn. Quá trình lắp đặt tại cửa hàng gồm: lắp inox, lắp hệ thống điện, lắp kính, mika tùy thiết kế của từng sản phẩm.
Lắp đặt hoàn thiện sản phẩm tại công trình |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét